Theo quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh thuộc lĩnh vực y tế do Bộ y tế ban hành thì khi người lao động đủ điểu kiện sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy tờ liên quan đến vấn đề y tế để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Đối với người lao động phải nằm viện để điều trị bệnh thì cần xin Giấy ra viện để được giải quyết chế độ theo quy định về bảo hiểm xã hội. Theo đó, đơn vị có thẩm quyền cấp Giấy ra viện gồm: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú. Ngoài ra, đối với những trường hợp người bệnh được lưu tại Trạm y tế xã theo quy định (nơi có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế) cũng được cấp Giấy ra viện theo mẫu. Người lao động cũng có thể yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh được phép cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án để được giải quyết chế độ bảo hiểm.
Riêng đối chế độ thai sản, lao động nữ có thể yêu cầu cấp giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai hoặc giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ mang thai hộ tùy từng trường hợp. Giấy chứng sinh được cấp bởi Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép thực hiện dịch vụ đỡ đẻ. Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh sau khi nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh. Tùy từng trường hợp mà lao động nữ sẽ được cấp các loại giấy tờ khác nhau.
Trong trường hợp lao động nữ nghỉ dưỡng thai thì thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai như sau:
- Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;
- Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;
- Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghĩ dưỡng thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Trong trường hợp bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai người đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai phải làm đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và gửi cho đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai bị mất. Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có trách nhiệm cấp lại bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Nếu bị mất trong trường hợp quá 05 ngày làm việc thì người lao động phải thực hiện lại thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Bài viết liên quan khác
- Tư vấn mức đóng thuế khi chuyển nhượng phần vốn góp công ty TNHH 2 thành viên
- Nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần
- Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2019
- Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- Dịch vụ thuế cho văn phòng đại diện nước ngoài
- Tư vấn kế toán thuế
- Các loại thuế phải đóng sau khi thành lập công ty
- Dịch vụ báo cáo thuế
- Dịch vụ bảo hiểm xã hội
- Chữ ký số dùng để làm gì?