Trang chủ » Tư vấn pháp luật ( Hình sự, dân sự, đất đai ... ) » Tư vấn bảo hiểm xã hội 2019 chính xác theo quy định pháp luật

Để giải quyết vướng mắc của quý khách hàng về Cách tính hưởng Bảo hiểm xã hội, Chế độ Bảo hiểm xã hội một lần, thủ tục hưởng, lãnh BHXH một lần, Rút tiền BHXH một lần và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Ngoài nội dung tư vấn qua Email như hướng dẫn phần cuối bài viết - Luật Tân Hoàng Invest mở rộng phạm vi giải đáp qua hệ thống Tổng đài tư vấn của coongn ty 

 

Qua tổng đài luật sư tư vấn bạn sẽ được chúng tôi tư vấn, giải đáp, hỗ trợ các vấn đề sau:

 

  • Luật sư tư vấn cách tính hưởng Bảo hiểm xã hội một lần;
  • Tư vấn, xác định mức bình quân tiền lương, tiền công tham gia bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính lãnh, nhận bảo hiểm xã hội một lần;
  • Tư vấn trường hợp thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định chưa đủ số năm cuối quy định thì tính bình quân tiền lương tháng thế nào?
  • Luật sư tư vấn xác định thời gian, số tháng được hưởng BHXH, số tháng được nhận, hưởng BHXH một lần dựa trên thông tin người lao động tham gia BHXH;
  • Tư vấn Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hộiquy định đối với trường hợp  đóng trước năm 2014 và đóng từ năm 2014 trở đi;
  • Luật sư tư vấn trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và quy định cụ thể cách tính thế nào?
  • Tư vấn tính mức hưởng BHXH một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện;
  • Tư vấn tính mức hưởng BHXH một lần trong trường hợp thời gian đóng có tháng lẻ từ tháng 1 đến tháng sáu và từ tháng 7 đến tháng 12 áp dụng thế nào?;
  • Luật sư tư vấn quy định về Nhận/lãnh Bảo hiểm xã hội một lần, quy định cụ thể về rút tiền BHXH một lần theo Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

 




Ngoài ra,
 để tìm hiểu thêm về Cách tính Bảo hiểm xã hội một lần, Bạn có thể tham khảo thêm nội dung chúng tôi đã tư vấn miễn phí đối với trường hợp cụ thể, nội dung hỏi và trả lời tư vấn như sau:

 

Câu hỏi: Chào luật sư Công ty Luật Tân Hoàng Invest, cho tôi hỏi trường hợp: Công ty tôi có người đóng BHXH được 30 tháng đóng từ tháng 07/2013 đến tháng 12/2015 thì báo nghỉ và không muốn tiếp tục đóng BHXH nữa mà muốn nhận BHXH 1 lần và bảo tính dùm.Tôi tính như thế này có đúng không?

 

Tháng 07 đến tháng 1/2014 mức đóng là : 1.765.500 x 6 = 10.593.000 đồng

 

Tháng 01 đến tháng 12/2014 mức đóng là : 1.900.000 x 12 = 22.800.000 đồng

 

Tháng 01 đến tháng 12/2015 mức đóng là : 2.150.000 x 12 = 25.800.000 đồng

 

Tổng thời gian đóng là : 6 + 12 + 12 = 30 tháng

 

Tổng lương đóng là : 10.593.000 + 22.800.000 + 25.800.000 =  59.193.000 đồng

 

Lương bq = 59.193.000/30=1.973.100,  30 tháng đóng tôi tính là được 3 năm (6-12 tháng tính 1 năm ,12-24 tháng tính là 2 năm) 1.973.100x1.5x3 năm=8.878.950

 

Tôi có vào vài trang mạng tham khảo thì thấy họ tính là đóng là đủ 3 tháng đến dưới 7 tháng tính 1 năm và từ đủ 7 tháng -12 tháng tính 1 năm,nếu tính như vậy thì công ty tôi chỉ được tính là 2.5 năm?) và tôi thấy từ ngày 1/1/2016 BHXH 1 lần sẽ được tính là trước năm 2014 tính 1.5 tháng từ năm 2014 trở đi tính 2 tháng vậy công ty tôi có được tính theo 2 tháng từ năm 2014 trở đi không?) Xin chân thành cảm ơn 

 

Trả lời tư vấn:

 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Tân Hoàng Invest, trường hợp của bạn chúng tôi trả lời tư vấn như sau:

 

Theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:

 

''1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:


a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
 

b) Ra nước ngoài để định cư;


c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã  chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
 

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu."

 

Và tại khoản 2, 3 quy định:


 "2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
 

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
 

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
 

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
 

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này."

 

Tại Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Cụ thể là: “2. mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”

 

Ngoài ra: nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 1 tháng đến 6 tháng tính là nửa năm, từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn 1 năm.

 

Như vậy, trong trường hợp của bạn, cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần như sau:

 

Tháng 07/2013 – 1/2014 (thời gian 7 tháng – mức lương là 1.765.500): 1.765.500 x 6 = 10.593.000

 

Tháng 01/2014 – 12/2014 (thời gian 12 tháng – mức lương là 1.900.000): 1.900.000 x 12 = 22.800.000

 

Tháng 01/2015 đến 12/2015 (thời gian 12 tháng – mức lương là 2.150.000): 2.150.000 x 12 = 25.800.000

 

Tổng thời gian là: 7 + 12 +12 = 31 tháng

 

Tổng số lương là: 10.593.000 + 22.800.000 + 25.800.000 = 59.193.000 

 

Mức lương bình quân là: 59.193.000/30 = 1.973.100

 

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là: 2 năm 7 tháng

 

Trợ cấp xã hội 1 lần: 1.973.100 x 3 (năm) x 2 (hệ số) = 11.838.600 đồng

 

Như vậy, bạn sẽ nhận được tổng số tiền bảo hiểm 1 lần là 11.838.600 đồng. 

 

----------------

Câu hỏi thứ 2 - Thủ tục rút BHXH một lần khi bị mất sổ bảo hiểm​

 

Xin chào Công ty Luật Tân Hoàng Invest. mình là Đ và có 1 vấn đề mong được giúp đỡ . Mình làm cho 1 cty của nhật bản từ năm 2008-2018. Thời gian đó mình đóng bảo hiểm đầy đủ . Hiện giờ mình đã nghỉ việc ở cty tại Việt nam và đang sống và làm việc tại nhật bản . Mình không đóng bảo hiểm tại Việt Nam! Nữa và thời gian nghỉ việc cũng đc 1 năm . Mình muốn tư vấn cách lấy bảo hiểm 1 lần . Vấn đề của mình ở đây là mình không có sổ bảo hiểm gốc . Mà mình chỉ có số sổ bảo hiểm thôi . Vậy nếu trường hợp không có sổ bảo hiểm mà chỉ có số sổ bảo hiểm thì có cách nào lấy được tiền bảo hiểm không ? Và nếu mình thuê dịch vụ lấy giúp thì phí như nào ạ . Xin cảm ơn và mong câu trả lời từ văn phòng luật sư.

 

Trả lời:  Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

 

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

 

"1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

..."

 

Như vậy, trong hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội một lần bắt buộc phải có sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp anh bị mất sổ BHXH thì cần làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội với lý do bị mất. Hồ sơ, thủ tục cấp lại sổ:

 

  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

 

  • Chứng minh thư.

 

Hồ sơ anh nộp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cuối cùng chốt sổ bảo hiểm xã hội cho anh. Sau khi có sổ BHXH anh có thể làm hồ sơ để hưởng BHXH một lần.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Tân Hoàng Invest về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tính Bảo hiểm xã hội một lần như thế nào? Thời điểm bạn tìm hiểu, có thể văn bản áp dụng đã hết hiệu lực hoặc bị thay thế, bạn vui lòng tìm hiểu thêm quy định liên quan 

0965.671.840
Gọi ngay
Zalo Zalo
Skype
Facebook Facebook chat