Trang chủ » Hóa đơn giấy - Hóa đơn điện tử ( giá rẻ nhất) » Các loại thuế phải đóng sau khi thành lập công ty
Sau khi thành lập công ty, đối với các công ty không sử dụng tài nguyên thiên nhiên, không thuê đất của nhà nước, không trực tiếp thực hiện xuất nhập khẩu sẽ phải đóng các loại thuế cơ bản như sau:
Các loại thuế bắt buộc sau khi thành lập công ty phải đóng không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty
1. Thuế môn bài
- Thuế môn bài hay còn gọi là lệ phí kinh doanh (công ty được thành lập là phải nộp thuế môn bài) dù chưa phát sinh hoạt động, kinh doanh chưa có doanh thu. Công ty phải nộp thuế môn bài hàng năm, ngay từ năm đầu thành lập. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài của doanh nghiệp là ngày 30/01 hàng năm. Nếu công ty được thành lập trước ngày 30/06 hàng năm thì công ty phải đóng thuế theo mức cả năm. Trường hợp công ty được thành lập từ ngày 01/07 hàng năm đến 31/12 hàng năm chỉ phải đóng ½ mức thuế môn bài năm thành lập.
- Theo Điều 4 Nghị định 136/2016/NĐ-CP và Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
Căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong Giấy ĐKKD (Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) | Mức tiền lệ phí môn bài phải đóng |
Trên 10 tỷ đồng | 3.000.000 đồng/năm |
Từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2.000.000 đồng/năm |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 đồng/năm |
2.1. Thuế giá trị gia tăng
- Thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là thuế VAT. Căn cứ từng mặt hàng mà thuế VAT có thể là 0%, 5% hoặc 10%.
- Các hàng hóa, dịch vụ thông thường có thuế suất là 10%. Chỉ khi doanh nghiệp có đầu ra (tức số lượng VAT hàng bán ra) nhiều hơn số lượng VAT đầu vào (hàng hóa, dịch vụ mua vào) nếu có chênh lệch sẽ phải nộp thuế theo quý hoặc theo tháng phụ thuộc doanh nghiệp đang kê khai thuế theo kỳ tính thuế tháng hay quý.
- Thời hạn nộp thuế VAT (nếu doanh nghiệp phát sinh thuế phải nộp trong kỳ kê khai)
- Kê khai thuế VAT theo tháng ngày nộp thuế chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng;
- Kê khai thuế VAT theo quý, ngày nộp thuế chậm nhất vào ngày 30 tháng đầu quý sau liền kề
2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng cho các công ty có 02 mức:
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng cho các công ty có 02 mức:
- Mức 1: thuế suất 20% của lợi nhuận áp dụng đối với công ty có doanh thu năm trước liền kề từ 20 tỷ trở xuống;
- Mức 2: thuế suất 22% của lợi nhuận áp dụng đối với công ty có doanh thu trên năm trước liền kề trên 20 tỷ.
- Đối với công ty mới thành lập năm đầu tiên sẽ tạm thời áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm đầu là 22%. Tuy nhiên, khi kết thúc năm tài chính tức hết ngày 31/12, nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất là 20%.
- Doanh thu được xác định căn cứ vào chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp chỉ tiêu mã số đã kê khai bán ra trong kỳ tính thuế. Do dó, doanh thu bình quân của các tháng trong năm đầu tiên không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm tiếp theo doanh nghiệp được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
- Hàng quý nếu công ty phát sinh thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập tạm tính, sau đó cuối năm tài chính sẽ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Thuế thu nhập cá nhân
Người quản lý và nhân viên công ty phải chịu thuế thu nhập cá nhân khi phát sinh thu nhập chịu thuế. Công ty có trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho người quản lý và nhân viên của công ty theo biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần như sau:
Bậc | Thu nhập tính thuế/tháng | Thuế Suất | Cách tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Từ 0 đến 5 triệu đồng | 5% | 0 trđ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 trđ đến 10trđ | 10% | 0.25 trđ + 10% TNTT trên 5trđ | 10% TNTT – 0.25 trđ |
3 | Trên 10 trđ đến 18trđ | 15% | 0.75 trđ + 15% TNTT trên 10trđ | 15% TNTT – 0.75 trđ |
4 | Trên 18 trđ đến 32trđ | 20% | 1.95 trđ + 20% TNTT trên 18trđ | 20% TNTT – 1.65 trđ |
5 | Trên 32 trđ đến 52trđ | 25% | 4.75 trđ + 25% TNTT trên 32trđ | 25% TNTT – 3.25 trđ |
6 | Trên 52 trđ đến 80trđ | 30% | 9.75 trđ + 30% TNTT trên 52trđ | 30% TNTT – 5.85 trđ |
7 | Trên 80 trđ | 35% | 18.15 trđ + 35% TNTT trên 2trđ | 35% TNTT – 9.85 trđ |
- Hiện nay, năm 2018 cá nhân có thu nhập từ 9 triệu đồng trở lên mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
- Trên đây là các loại thuế cơ bản doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập công ty. Tuy nhiên, với các công ty có sủ dụng tài nguyên còn có thể phải đóng thuế tài nguyên. Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa phải nộp thêm thuế xuất nhập khẩu. Công ty kinh doanh các mặt hàng đặc thù phải nộp thêm thuế tiêu thụ đặc biệt….
Bài viết liên quan khác
- Tư vấn thuế cho văn phòng đại diện nước ngoài
- Tư vấn mức đóng thuế khi chuyển nhượng phần vốn góp công ty TNHH 2 thành viên
- Nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần
- Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2019
- Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- Dịch vụ thuế cho văn phòng đại diện nước ngoài
- Tư vấn kế toán thuế
- Dịch vụ báo cáo thuế
- Dịch vụ bảo hiểm xã hội
- Chữ ký số dùng để làm gì?