Thực tế cho thấy ngày càng nhiều việc dân sự liên quan đến ly hôn và cụ thể các cặp vợ chồng đều muốn giải quyết nhanh gọn mà không biết cụ thể cách thức như nào ?
Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành không có quy định về thủ tục “rút gọn”, do vậy cũng như các vụ việc dân sự khác, việc ly hôn phải theo các trình tự mà pháp luật quy định. Cụ thể, đối với việc thuận tình ly hôn đương sự phải qua các bước:
- Nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
- Nộp tiền tạm ứng án phí (lệ phí);
- Đến tòa để ghi bản tự khai; dự phiên hòa giải;
- Tham gia phiên họp giải quyết công nhận thuận tình ly hôn theo giấy triệu tập của tòa án.
Chú ý : Trong các bước nêu trên, để giản tiện các bên có thể nộp đơn và hồ sơ kèm theo qua đường bưu điện; đóng tiền tạm ứng án phí (lệ phí) một bên đại diện nộp; việc ghi bản tự khai và phiên hòa giải các bên phải có mặt ở tòa. Riêng việc tham gia phiên họp giải quyết việc thuận tình ly hôn, Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định: “Trường hợp người có đơn yêu cầu đề nghị giải quyết việc dân sự không có sự tham gia của họ thì tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ”. Như vậy, nếu vì lý do nào đó các bên không thể tham gia phiên họp giải quyết việc thuận tình ly hôn thì phải chủ động làm đơn yêu cầu giải quyết ly hôn vắng mặt (có thể làm ngay sau phiên hòa giải) và nộp cho tòa án.
Hãy liên hệ với Công ty Tư Vấn luật Hoàng Tân Minh để được cung cấp thông tin đầy đủ với dịch vụ pháp lý tốt nhất, chi phí thấp nhất!